Bồn cầu bị tắc nghẽn luôn là một nỗi ám ảnh với bất kỳ ai. Không những tình trạng này gây ra những bất tiện trong sinh hoạt, mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vậy nguyên nhân gây tắc bồn cầu là do đâu và làm cách nào để phát hiện sớm tình trạng nghẹt bồn cầu?, hãy tìm hiểu bài viết dưới đây của INAXVIETNAM ngay nhé
Mục lục
Nguyên nhân gây tắc bồn cầu
Để có thể thông tắc bồn cầu một cách hiệu quả nhất, chúng ta phải hiểu được nguyên nhân gây tắc bồn cầu để có cách xử lý phù hợp nhất. Thông thường, có 4 nguyên nhân chính gây tắc bồn cầu như sau:
- Làm rơi các vật có kích thước lớn hoặc đồ dùng cá nhân xuống bồn cầu. Hầu hết là những chất liệu khó phân hủy nên rất dễ bị mắc kẹt lại trong đường ống.
- Sử dụng nhiều giấy vệ sinh cùng lúc cũng có thể khiến bồn cầu bị tắc. Hoặc nếu bạn sử dụng giấy vệ sinh quá bền, khó tan trong nước cũng là một nguyên nhân gây tắc bồn cầu.
- Nếu thời gian sử dụng lâu mà không hút, sẽ làm cho bể quá đầy, bị quá tải thì cũng sẽ gây bồn cầu bị chậm thoát nước hay tắc nghẽn.
- Ngoài ra, khi thi công nếu lắp đặt sai kỹ thuật cũng sẽ khiến bồn cầu không thể thoát nước được. Một số lỗi thường thấy có thể kể đến như không có ống thoát khí, bồn cầu đặt sai vị trí của ống xả,…
Kiểm tra mức độ tắc của bồn cầu trước khi thông
Thông thường, sẽ có 2 trạng thái tắc bồn cầu đó là thoát nước chậm và tắc hẳn. Để có thể thông tắc bồn cầu một cách hiệu quả nhất bạn cần nhận biết được tình trạng hiện tại của bồn cầu gia đình mình:
- Bồn cầu bị tắc hoàn toàn: Lúc này mực nước đổ xuống sẽ không thoát xuống một chút nào, càng đổ nhiều thì nước bên trong càng đầy lên, thậm chí có thể tràn ra.
- Bồn cầu bị tắc một phần: Nước và chất thải thoát chậm sau khi ấn xả nước, thậm chí là không để lực để đẩy chất thải xuống dưới. bể phốt
Trên thực tế, việc phát hiện sớm sự cố sẽ giúp tăng khả năng xử lý thành công khi thông tắc bồn cầu. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường bạn nên tìm cách xử lý ngay để có thể giúp bồn cầu hoạt động một cách tốt nhất.
Những cách thông bồn cầu đơn giản mà hiệu quả tại nhà
Khi thông tắc bồn cầu có thể sẽ phát sinh ra mùi hôi và khí độc, thậm chí các chất thải dưới cống có thể bắn lên người trong lúc xử lý. Do đó, trước khi tiến hành thông tắc bồn cầu bạn nên trang bị đồ bảo hộ cơ bản như: đeo găng tay, bịt khẩu trang, mặc quần áo không còn dùng tới nữa, lót sàn nhà vệ sinh bằng giấy báo, túi nilon,…
Cách 1: Dùng pittông (cây thụt) thông tắc bồn cầu
Sử dụng pittông là cách phổ biến và mang lại kết quả tốt nhất (lên tới 90%) khi thực hiện thông tắc bồn cầu. Để đạt hiệu quả cao nhất, trước khi thông tắc bồn cầu bạn nên ngâm phần đế cao su của pittông vào nước ấm 3-5 phút. Điều này sẽ giúp làm cao su mềm hơn, điều này giúp bạn dễ dàng thực hiện động tác và đế pít tông lắp miệng cống khít hơn. Sau đó thực hiện thông tắc theo các bước sau:
- Bước 1: Xả nước bồn cầu.
- Bước 2: Đưa pit tông vào miệng lỗ thoát sao cho thật khít để nước không thể thoát xuống được.
- Bước 3: Dùng lực đẩy pittông xuống, làm nhẹ nhàng với những lần ấn đầu tiên.
- Bước 4: Sau đó, bạn đẩy vài lần cho khí đẩy vào bên trong rồi sau đó nhấc lên một cách dứt khoát.
- Bước 5: Cho nước xả xuống rồi lặp lại bước 1 tới khi bồn cầu được thông hoàn toàn. Thường thì bạn sẽ phải lặp lại các bước trên từ 5-7 lần thì mới thông hoàn toàn bồn cầu.
Cách 2: Dùng dây thông bồn cầu lò xo
Sử dụng dây thông bồn cầu lò xo cực kỳ tiện lợi. Hơn nữa cách này dễ dàng thực hiện và có thể thấy kết quả nhanh chóng, không phải lặp đi lặp lại nhiều như dùng pittong. Tuy nhiên, cách làm này chỉ phù hợp khi nguyên nhân gây tắc cống là những vật liệu mềm như giấy vệ sinh, chất thải lớn,…
Cấu tạo của dây thông lò xo bao gồm gồm 1 trục tay cầm gắn với 1 dây lò xo. Để thực hiện thông tắc bồn cầu với dây lò xo, bạn cho đường dây luồn vào trong lỗ thoát nước của bồn rồi dùng tay cầm xoay dây lò xo. Đầu dây lò xo phía còn lại sẽ bắt đầu quay và đẩy những vật làm tắc nhanh chóng. Đặc biệt nếu như gia đình bạn bị tắc do giấy vệ sinh, chất thải lớn, đóng bám lâu ngày, tóc rụng,… nếu dùng cách này sẽ thông tắc bồn cầu cực kì nhanh.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là nếu bạn cảm thấy nặng tay khi xoay thì nên rút dây lên vì có thể lò xo đang bị xoắn bên dưới. Nếu vẫn cố tiếp tục thì có thể sẽ làm tắc bồn cầu nghiêm trọng hơn.
Cách 3: Sử dụng baking soda, giấm và nước nóng
Trong trường hợp bồn cầu gia đình bạn bị tắc do các vật liệu mềm như giấy vệ sinh, chất thải lớn,… thì sử dụng baking soda, giấm và nước nóng là một cách đơn giản mà vô cùng hiệu quả.
Để thực hiện cách thông tắc bồn cầu này, bạn cần chuẩn bị:
- Nước nóng: Khoảng 2 lít (Lưu ý là nước không được quá sôi nếu không có thể làm hư hại men sứ của bồn cầu)
- Baking soda: 1 bát con
- Giấm ăn: 2 bát con
Cách thông tắc bồn cầu bằng baking soda, giấm và nước nóng:
- Bước 1: Lần lượt đổ baking soda và giấm ăn vào bồn cầu. Hai chất này sẽ tạo phản ứng hóa học và làm tan những thành phần chắn bên trong đường ống. (Nếu có thể bạn hãy thêm một ít nước rửa chén vào, chúng sẽ làm tăng hiệu quả hơn)
- Bước 2: Tiếp theo, bạn đổ nước nóng vào chính giữa xuống bồn cầu. Tuyệt đối không được đổ vào thành, làm vậy sẽ làm giảm lực và sức nở của nước nóng sẽ làm mất hiệu quả của phương pháp này.
- Bước 3: Cuối cùng, để hỗn hợp đó qua một đêm rồi kiểm tra vào ngày hôm sau.
Cách 4: Thông tắc bồn cầu bằng băng dính
Đây là một trong những cách thông tắc bồn cầu được lan truyền rộng trên internet trong thời gian qua. Mặc dù cách xử lý có hơi kỳ lạ tuy nhiên nó lại mang lại hiệu quả bất ngờ. Cách thực hiện thông tắc bồn cầu bằng băng dính như sau:
- Bước 1: Đầu tiên bạn cần chuẩn bị băng dính khổ lớn, dán thật kín khu vực miệng bồn. Tuyệt đối không để khe hở nào được xuất hiện, bởi nó sẽ làm mất tác dụng của phương pháp này.
- Bước 2: Nhấn xả bồn cầu. Lúc này nước tràn vào bồn làm cho diện tích bên trong được lấp đầy, không khí bên trong không có chỗ chứa sẽ đẩy phần băng dính căng và đẩy lên.
- Bước 3: Tiếp theo, bạn dùng tay đẩy phần căng lên của băng dính xuống. Hành động này sẽ gây áp lực và đẩy những vật làm tắc nghẽn bị đẩy xuống bên dưới hầm cầu.
- Bước 4: Cuối cùng, bạn lặp lại bước 2 và bước 3 cho tới khi được thông hoàn toàn.
Tuy nhiên, đây là cách làm chỉ áp dụng khi bồn cầu bị tắc do các nguyên nhân như kẹt giấy hay chất thải lớn,…
Cách 5: Sử dụng nước rửa chén để thông tắc bồn cầu
Ngoài các cách trên, còn một cách đơn giản khác để giải quyết vấn đề này giúp bạn đó là dùng nước rửa chén để thông bồn cầu. Bởi với khả năng tẩy rửa của nước rửa chén và sức nóng của nước sẽ có thể làm cho vật cản bên đường ống dễ dàng bị đẩy xuống hơn.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn chuẩn bị một chai nước rửa chén và một nồi nước nóng (khoảng 2-3 lít).
- Bước 2: Hòa tan 3-5 giọt nước rửa chén với nước nóng sau đó đổ trực tiếp vào bồn cầu
- Bước 3: Đợi khoảng 30 phút tới 3 giờ (tùy từng mức độ tắc nghẽn). Lúc này độ nóng của nước cùng các hợp chất tẩy rửa sẽ làm cho chất thải mềm ra và dễ dàng thoát xuống.
- Bước 4: Sau cùng, ấn xả nước để đẩy toàn bộ chất thải mắc kẹt xuống dưới cống. Nếu có thể, bạn hãy đổ tiếp 1-2 lít nước nóng vào toilet để tống khứ hoàn toàn các mảng bám còn lưu lại nhé.
Cách thông tắc bồn cầu bằng nước rửa bát có thể xử lý hiệu quả với hầu hết trường hợp bồn cầu bị nghẹt nhẹ do: giấy vệ sinh, chất thải hữu cơ, dầu mỡ và chất béo.
Trên đây là những cách giúp thông tắc bồn cầu phổ biến nhất và vô cùng hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn xử lý những vấn đề đối với bồn cầu gia đình mình.
Xem thêm: Các loại bồn cầu INAX
Báo giá bồn cầu INAX chính hãng
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại bồn cầu