Việc trước tiên ta phải xác định tâm và trục của cuộc đất, định vị vị trí ngôi nhà trên trục “long mạch” đó (nên bố trí hơi lùi về phía sau trục long mạch). Tiếp đó, xác định hình tượng xung quanh ngôi nhà cho sự bảo vệ, che chở và thể hiện sự hiểu biết của gia chủ.
Thanh long là phương Đông – bên trái, có tượng là con rồng xanh. Bố trí gò thấp, trải dài lấy tượng con rồng xanh, kết hợp với trồng cây. Người xưa thường dùng làm đường dẫn vào sân nhà.
Bạch Hổ là phương Tây – bên phải, có tượng là con hổ trắng. Bố trí cao hơn và không trải dài. Lấy thế của con hổ ngồi, đối với vùng nông thôn, vị trí này là của đống rơm.
Huyền Vũ là phương Bắc – phía sau, có tượng là con rùa đen. Có thể làm gò cao, tạo lợi thế ôm vào ngôi nhà. Người xưa dùng cây mít, cây chuối nhằm che chở và tránh gió lạnh.
Chu Tước là phương Nam – phía trước, có tượng là Chim đỏ. Bố trí ở khoảng đất trống phía mặt tiền ngôi nhà. Khu vực này cần bằng phẳng, hoặc ít nhất là thấp hơn đất đằng sau, bên trái và bên phải nhà. Chu Tước được cho là mang lại cơ hội tiền tài vật chất.
Ngoài ra phía trước nhà nên có nước, nếu không có thể đào thêm sẽ rất tốt, điều tiết. quân bình không khí cho toàn bộ cuộc đất, cũng như cung cấp thêm bầu không khí tươi nhuộm cho người sinh hoạt trong đó.
Minh Tuấn (Theo dothi)